Hotline : 0938 784 795
Thả xúc xích độc giết hàng triệu mèo hoang ở Úc có hẳn là tội ác?

Thả xúc xích độc giết hàng triệu mèo hoang ở Úc có hẳn là tội ác?

Nghệ Thuật Bếp - 01/05/2019 - 0 bình luận

Thả xúc xích độc giết hàng triệu mèo hoang ở Úc có hẳn là tội ác?

Vài ngày trước có thông tin chính quyền úc đang có kế hoạch ném xúc xích tẩm thuốc độc để diệt 2 triệu con mèo hoang để bảo vệ những loài động vật hoang dã khác đang bị mèo hoang đe dọa tuyệt chủng. Xem trên mấy trang fanpage nước ngoài chia sẻ, anh chị em thả phẫn nộ nhiệt tình lắm, vì nhìn hình ảnh mèo hoang trông rất dễ thương chứ không như những loài bò sát mà chúng ăn thịt. Nhưng kỳ thực với chiến dịch này, nước Úc đang cố mọi cách mà họ có thể nghĩ ra để cân bằng hệ sinh thái động vật hoang dã.

Đang tải Tinhte_Meo1.jpg…

Ở nhiều quốc gia, có một khái niệm gọi là “kiểm soát động vật hoang dã”. Nếu như ở Việt Nam, mục tiêu thường là giúp các loài động vật tăng số lượng cá thể, nhất là đối với những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khi đó ở một số nước, “kiểm soát” đôi khi là làm giảm số lượng cá thể của những loài động vật gây phiền toái. Khái niệm này gọi là “nuisance wildlife management”. Hiểu đơn giản nó giống hệt như lúc anh em xài vợt điện để giết bớt muỗi trong nhà ấy.

Dĩ nhiên con người có rất nhiều cách để kiểm soát số lượng cá thể mỗi loài động vật, ví dụ như cách ly chúng khỏi môi trường sống lý tưởng, sử dụng các công cụ khiến chúng sợ hãi mà không dám tới gần một khu vực nào đó. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể chờ đợi chọn lọc tự nhiên và những con vật phiền toái tự giảm đi về số lượng. Đó là lúc con người phải ra tay để bảo vệ chính loài người cũng như những loài động thực vật khác. Trước đây ở Mỹ từng có trường hợp không kiểm soát được loài sóc, khiến chúng chui vào những khu vực của sở điện lực, làm tổ và trữ thức ăn trong những trạm biến áp, gây chập cháy và làm mất điện cả một khu vực.

Đang tải Tinhte_Meo2.jpg…

Anh em đọc bài này có thể tưởng mình ngồi kể chuyện cười. Nhưng hai câu “chuyện cười” dưới đây là những sự kiện có thật, đã và đang xảy ra. Hai câu chuyện dưới đây là ví dụ nổi bật nhất cho thấy sự cần thiết của những biện pháp quản lý động vật hoang dã một cách mạnh tay. Một trong số những ví dụ kinh điển nhất chính là…

Chiến tranh đà điểu năm 1932

Vâng, vẫn là những người anh em Úc. Nghe cứ như đùa nhưng mà những năm 30 của thế kỷ trước, nước Úc đã phát động cả một cuộc chiến tranh quy mô lớn, sử dụng vũ khí nóng để tiêu diệt loài đà điểu châu Đại Dương. Thời điểm năm 1929, giữa cuộc đại suy thoái, những người nông dân được nhà nước khuyến khích trồng thêm nhiều lương thực ở những vùng đất thuộc phía tây nước Úc. Khoảng 20.000 con đà điểu là trở ngại lớn nhất khiến Úc rơi vào tình trạng khan hiếm lương thực, nhất là khi những cánh đồng được con người dọn dẹp, đào kênh mương đưa nước vào tưới tiêu và vô tình trở thành môi trường sống lý tưởng cho những con đà điểu. Đêm ngủ, sáng dậy ăn lúa mì con người trồng và uống nước từ kênh tưới tiêu con người đào, còn gì sướng hơn?

Đang tải Tinhte_Meo3.jpeg…

Vậy là, loài đà điểu cứ sinh sôi nảy nở với tốc độ chóng mặt, đến mức những người lính từng tham gia Thế chiến thứ nhất về quê làm nông phải đến gặp bộ trưởng quốc phòng khi ấy là ngài George Pearce để xin sử dụng súng máy tiêu diệt bớt đà điểu. Nhưng ý tưởng này tương đối tệ vì số người so với số đà điểu chênh lệch quá lớn. Vậy là đến năm 1932, quân đội Úc ra tay, biến việc kiểm soát động vật trở thành một cuộc chiến tranh thực sự.

Khó ở một chỗ là, ngay trước khi quân đội tiến vào thì một đợt mưa lớn khiến cả vạn con đà điểu chạy tán loạn tìm chỗ ẩn nấp, và con người không làm cách nào để tiêu diệt được số lượng quá lớn loài chim này. Có ngày họ nhìn thấy cả nghìn con đà điểu nhưng chỉ hạ được có 12 con vì… súng kẹt đạn. Sau 6 ngày “chiến đấu”, bắn hơn 2.500 viên đạn mà chỉ diệt được có vài trăm con đà điểu, quân đội tạm rút lui.

Đang tải Tinhte_Meo4.jpg…

Ngay sau khi tiếng súng ngừng nổ, đám đà điểu ngay lập tức quay lại phá cánh đồng của nông dân. Trớ trêu là đúng thời điểm này lại có một đợt nắng hạn, hàng nghìn con đà điểu đi vào nơi vừa có thức ăn vừa có nước uống. Quân đội lại phải quay trở lại nhưng kết quả cũng chẳng khác là bao. Loài chim này ngay cả khi trúng đạn vẫn chạy được rất nhanh để tẩu thoát. Vậy là Úc bắt đầu thắt chặt luật lệ, yêu cầu mọi cánh đồng đều phải có rào chắn đủ cao để chống đà điểu hay những loài gặm nhấm như thỏ và chuột đồng. Thay vì gửi quân đội đến những cánh đồng miền tây, Úc chuyển sang việc thưởng tiền cho những người hạ gục được nhiều đà điểu nhất. Dĩ nhiên “cuộc chiến” này khi đến tai những quốc gia khác như Anh đã gặp phải làn sóng phản đối dữ đội.

Những con hà mã châu Phi ở Colombia

Pablo Escobar, trùm ma túy khét tiếng người Colombia có thể đi vào sử sách như một kẻ reo rắc cái chết trắng tới toàn thế giới, nhưng bên cạnh đó, hắn cũng là người vô tình đe dọa luôn cả môi trường sống của động thực vật hoang dã tại đất nước này. Colombia đã từ lâu được mệnh danh là quốc gia có sự đa dạng sinh học cao thứ nhì thế giới, chỉ sau Brazil. Tại sao lại như vậy?

Đang tải Tinhte_Meo6.jpg…

Những năm 80 của thế kỷ trước, đế chế cocaine của Escobar và băng đảng Medellin phất tới mức tiền mặt từ việc bán ma túy đem chôn không hết, rửa cũng không xong. Escobar xây được cả một vườn thú cực kỳ rộng lớn dành cho riêng mình mang tên Hacienda Napoles, rộng 20 km vuông với những loài động vật như voi, đà điểu, ngựa, linh dương… Hắn bỏ rất nhiều tiền để nhập khẩu bốn con hà mã từ châu Phi đến Colombia để mua vui cho mình.

Vấn đề nằm ở chỗ, Colombia chưa bao giờ có hà mã. Việc đưa loài động vật này về một đất nước có khí hậu và điều kiện môi trường gần giống như ở châu Phi đã khiến đàn hà mã này sinh sôi nảy nở rất nhanh và trở thành một loài động vật xâm hại. Sau khi Escobar bị tiêu diệt vào năm 1993, Hacienda Napoles trở thành một vườn thú lớn do nhà nước Colombia quản lý, với 4 khách sạn quanh đó để kích thích du lịch. Nhưng thay vì kiểm soát chặt chẽ đàn hà mã ở trong khuôn viên, không ai làm cách nào để cản được chúng chạy khắp nơi, ăn đến mức cạn kiệt nguồn thực vật xung quanh và phá hoại môi trường sống của những loài động vật hoang dã ở đất nước này.

Đang tải Tinhte_Meo5.jpg…

Theo David Echeverri, một nhà sinh vật học tại Colombia, hiện giờ 4 con hà mã của Escobar đã trở thành một đàn lớn hơn 50 con hoặc thậm chí có thể là hơn. Chúng không sợ bất kỳ con thú săn mồi nào, vì bản chất hà mã là một loài động vật cực kỳ hung hăng. Ở châu Phi, hà mã khiến nhiều người chết hơn bất kỳ loài động vật nào khác. Ấy vậy mà dân Colombia, nhất là tại các vùng nông thôn thường gọi chúng là những con thú cảnh ngắm cho vui, vì chúng không động đến họ, và họ cũng chẳng dám đến gần chúng.

Echeverri cho rằng: “Chúng tôi không thể đơn thuần đi vào rừng và giết hết đám hà mã được. Giải pháp duy nhất là đưa chúng đi đến một nơi khác và tiến hành triệt sản để chúng không sinh sôi được nữa.” Nhưng đó lại là một giải pháp vô cùng nguy hiểm, tốn kém, và quan trọng nhất là, chuyển hà mã đi đâu để chúng không làm hại môi trường sống của các loài khác, cũng như sự đa dạng sinh học vốn có của Colombia?

Viết bình luận của bạn

Tags

Tin tức liên quan