Hotline : 0938 784 795
Nghề đầu bếp – Niềm vui lắm, nỗi buồn nhiều…!!!!

Nghề đầu bếp – Niềm vui lắm, nỗi buồn nhiều…!!!!

Ngọc Sơn Carving - 27/12/2017 - 0 bình luận

Làm nghề đầu bếp có nhiều niềm vui, xong cũng không ít những nỗi buồn mà không phải ai cũng hiểu được. Khi các món ăn ngon miệng, đẹp mắt thì thực khách chỉ nhớ đến tên nhà hàng với món ăn đó mà hiếm khi nhớ người nấu món đó là ai. Còn khi món ăn không ngon miệng, thì người đầu bếp sẽ là người đầu tiên bị nhắc đến…

Học nghề vất vả

Với sự phát triển của các ngành du lịch, dịch vụ hiện nay khi “người người mở nhà hàng, nhà nhà mở khách sạn” thì nghề đầu bếp bỗng nhiên được lên hàng hot. Các quán ăn nhỏ bình dân thì cũng cần phải có 1 đến 2 đầu bếp. Còn những nhà hàng, khách sạn lớn thì số đầu bếp lên tới hàng chục người.

Mức lương của các bếp trưởng ở những nhà hàng, khách sạn lớn thường trên con số chục triệu một tháng.

Còn ở các nhà hàng, quán ăn nhỏ cũng phải trên 5 triệu một tháng. Nhiều người nhận xét làmnghề đầu bếp thu nhập vừa cao, lại vừa sung sướng, nhưng thực tế lại không hẳn vậy…

Tình trạng chung hiện nay trong nghề đầu bếp là bếp trưởng thì ít mà phụ bếp thì nhiều.

Muốn được làm bếp chính rồi lên bếp tưởng, người đầu bếp phải trải qua một quãng thời gian dài làm phụ bếp với mức lương khá thấp. Chấp nhận nhặt rau, rửa bát, chuẩn bị thực phẩm sống…Dần dần được nâng lên đứng thớt chặt, tạo hình rau củ quả để deco, trộn salad….Sau công đoạn này mới được đứng bếp nấu các món ăn từ đơn giản phức tạp.

Đây là giai đoạn quyết định thành công của người đầu bếp. Nếu có năng khiếu, nhanh ý học được cách chế biến những món ăn ngon sẽ được chủ nhà hàng ghi nhận và được hưởng mức đãi ngộ thỏa đáng, có thể tách ra làm bếp trưởng một nhà hàng khác. Còn nếu không, tiếp tục chấp nhận côngviệc làm phụ bếp hoặc chuyển sang học nghề khác. Khi này, quãng thời gian học nghề coi như “vứt đi”.

Luôn luôn phải cạnh tranh

Làm đầu bếp phải biết chấp nhận cạnh tranh. Đầu tiên là sự cạnh tranh giữa các quán ăn, nhà hàng với nhau.

Chủ nhà hàng thường yêu cầu đầu bếp phải nấu những món ăn ngon, lạ nhưng giá thành phải rẻ hơn các nhà hàng khác. Điều này đặt các đầu bếp vào tình trạng khó xử.

Một món ăn ngon, trước hết, đòi hỏi nguyên liệu cũng phải “chuẩn”: tươi, ngon. Nguyên liệu loại này thường đắt tiền nên một số chủ nhà hàng hay đầu bếp thiếu đạo đức nghề nghiệp có rất nhiều cách phù phép để món ăn có giá rẻ.

Chẳng hạn, trộn thực phẩm tươi, ngon lẫn thực phẩm kém chất lượng, biến thịt bò, thịt chó… già, dai thành mềm, non. Thực khách phát hiện ra “một đi không trở lại” các quán ăn, nhà hàng nữa.

Ngoài sự cạnh tranh giữa các quán ăn, nhà hàng, còn có sự cạnh tranh giữa các đầu bếp với nhau.

Chuyện “con gà tức nhau tiếng gáy” để rồi “đâm sau lưng” nhau bằng cách cho thêm gia vị kị để phá hoại món ăn, tung tin đồn xấu về nhà hàng và bếp trưởng… Vì thế, khi khẳng định được tay nghề, uy tín, các bếp trưởng thường tuyển cho mình một “ê-kíp” riêng từ người nhặt rau, mổ cá, đứng thớt đến phụ nấu.

Khi mở nhà hàng, người chủ thường thông qua bếp trưởng mà thuê cả dàn bếp với sốtiền khoán trọn gói.

Nhiều người thắc mắc, nội trợ trong nhà chủ yếu là các cô, các bà nhưng tại sao đầu bếp ở các nhà hàng, khách sạn lại phần nhiều là đàn ông.

Thực tế thì công việc đầu bếp này ít phụ nữ “chân yếu tay mềm” có thể kham nổi. Đặc biệt khi xào, nấu các món ăn với số lượng lớn phải “luôn tay, luôn chân” trong nhiều giờ đồng hồ hoặc phải đứng nấu bếp giữa mùa hè nóng nực.

Và những niềm vui nho nhỏ

Mặc dù công việc đầu bếp nặng nhọc và áp lực nhưng cũng có rất nhiều niềm vui.

Với người làm bếp thì vui nhất là khi thực khách xuống tận bếp bắt tay cảm ơn vì món ăn ngon. Khi ấy bao nhiêu mệt mỏi, buồn chán cả những áp lực cũng đều tan biến hết.

Và còn gì hạnh phúc hơn khi thực khách nhớ món ăn, nhớ đầu bếp mà gọi tên người đầu bếp cùng món “tủ” như: “Văn ba ba”, “Hiếu gà hành tăm”, “Đoan lẩu canh củ”, “Hoàng rươi Tứ Kỳ”…

Nghề nhiệp nào thì cũng có niềm vui và nỗi buồn xong hành.

Với nghề đầu bếp, một nghề mang tính đặc biệt đòi hỏi người làm phải vừa có chuyên môn vừa có tâm với nghề thì áp lực và nỗi buồn sẽ rất nhiều. Nhưng nếu thật sự yêu nghề thì người đầu bếp cũng sẽ có không ít niềm vui khi được khách hàng nhớ hay khi có thể làm ra được món ăn ngon của riêng mình.

Viết bình luận của bạn

Tags

Tin tức liên quan