Hotline : 0938 784 795
Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng với 9 bước cực chuẩn

Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng với 9 bước cực chuẩn

Nghệ Thuật Bếp - 16/09/2016 - 0 bình luận

Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng với 9 bước cực chuẩn

 

Kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực kinh doanh luôn “hot”, bởi nếu thành công thì lợi nhuận mà nó mang lại vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, ngược lại để mở một nhà hàng thì bạn cũng phải đầu tư một khoản vốn ban đầu không hề nhỏ. Vì vậy, nếu không tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng thì bạn có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn thậm chí có thể mang về cho mình một khoản lỗ không tưởng.

Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng với 9 bước cực đơn giản

Sau đây là 9 bước chi tiết lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng giúp bạn nắm chắc thành công trong tay.

1. Lựa chọn phong cách nhà hàng mà bạn muốn kinh doanh

Có rất nhiều hình thức kinh doanh nhà hàng khác nhau như nhà hàng sang trọng, nhà hàng bình dân, nhà hàng thức ăn nhanh… Bạn nên quyết định ngay từ đầu là nhà hàng của mình sẽ đi theo phong cách nào. Nếu có kế hoạch kinh doanh nhà hàng sang trọng thì bạn sẽ cần chuẩn bị nhiều vốn hơn, ngược lại, nhà hàng bình dân hoặc quán ăn nhỏ sẽ cần ít vốn hơn. Ngoài những loại hình nhà hàng thông thường, bạn cũng có thể sáng tạo với những ý tưởng kinh doanh nhà hàng độc đáo mới lạ của riêng mình để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng.

2. Nghiên cứu thị trường

Sau khi đã lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, bạn cần suy nghĩ đến các bước tiếp theo. Để có thể kinh doanh nhà hàng thành công, bạn cần trả lời được các câu hỏi như:

  • Quy mô nhà hàng bạn hướng đến là gì?
  • Thực đơn sẽ có những món ăn nào?
  • Nguồn thực phẩm sẽ lấy ở đâu?

Bạn cũng có thể tham khảo bạn bè hoặc những người đi trước để có thêm kinh nghiệm và có những lựa chọn đúng đắn trước khi quyết định. Bên cạnh đó, nghiên cứu thị trường cũng là một bước không thể thiếu. Hãy tìm hiểu nhu cầu thực tế của phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến, đồng thời liệt kê danh sách các đối thủ cạnh tranh trực tiếp (các nhà hàng cùng loại) và gián tiếp (các nhà hàng phục vụ các loại đồ ăn khác).

3. Chuẩn bị ngân sách

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình Khởi Nghiệp. Tùy vào quy mô nhà hàng mà bạn hướng đến lớn hay nhỏ thì số vốn cũng cần có tương ứng. Thời gian đầu nhà hàng mới hoạt động có thể sẽ chưa có lãi hoặc lãi rất ít nên bạn cần chuẩn bị tinh thần cũng như tiền bạc cho giai đoạn này. Nếu chưa có đủ vốn để bắt đầu kinh doanh, bạn có thể vay ngân hàng hoặc tìm kiếm đầu tư. Hiện nay có rất nhiều quỹ đầu tư sẵn sàng chi tiền nếu bạn có một Kế Hoạch Kinh Doanh thuyết phục.

Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng với 9 bước cực đơn giản

4. Chọn địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của nhà hàng. Bạn nên lựa chọn địa điểm mở cửa hàng gần khu dân cư, các khu văn phòng, đặc biệt là các trung tâm thương mại. Mặc dù giá thuê mặt bằng các địa điểm vàng này sẽ khá đắt nhưng nó mang lại lợi nhuận thực sự tương ứng với những gì bạn bỏ ra.

5. Lựa chọn phong cách trang trí

Không gian nội thất của nhà hàng cũng là một yếu tố bạn nên dành sự quan tâm thích đáng. Nhà hàng có thể có nhiều phong cách thiết kế khác nhau nhưng bạn cần đảm bảo phong cách thiết kế đó sẽ mang đến không gian ẩm thực đúng như bạn mong muốn. Bàn ghế, vật dụng trang trí cần được thiết kế hài hòa, số lượng bàn ghế nên đặt đủ dùng, không nên kê quá niều bàn ghế trong nhà hàng gây cảm giác chật chội, không thoải mái. Ngoài ra, màu sắc và ánh sáng cần làm tôn lên món ăn của bạn.  Ví dụ, tường màu trắng không phải là một sự lựa chọn hoàn hảo cho một cửa hàng bán bánh ngọt hoặc đồ ăn nhanh.

6. Đầu tư cho cơ sở vật chất

Để vận hành một nhà hàng, bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều trang thiết bị. Ngoài đồ nội thất thì các loại máy móc, vật dụng như bếp, tủ đông, tủ lạnh, lò nướng, máy xay… cũng không thể thiếu. Ngoài ra bạn còn cần mua sắm số lượng bát, đĩa, ly, cốc, thìa, dĩa, đũa… để phục vụ khách hàng. Bạn nên chọn bát đĩa tốt, không nên mua loại rẻ tiền làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà hàng, hơn nữa đồ rẻ tiền không bền nên bạn có thể sẽ phải sắm lại nhiều lần.

7. Thiết kế thực đơn

Đầu tiên, bạn cần lên danh sách tất cả các món ăn của nhà hàng và sắp xếp chúng vào các loại thích hợp, lần lượt từ món khai vị, đến món chính, món tráng miệng và đồ uống. Thêm thực đơn cho trẻ em cũng là một ý tưởng hay và phần thực đơn trẻ em này nên đặt ngay sau thực đơn của người lớn và trước phần đồ uống. Ngoài ra, hình ảnh món ăn trong thực đơn cũng cần được đầu tư đúng mức, bạn nên thuê người chụp ảnh món ăn sao cho chúng thật đẹp mắt và chuyên nghiệp.

8. Thuê nhân viên

Một nhà hàng mới bắt đầu sẽ cần có đầu bếp, phục vụ và thu ngân. Đây là 3 vị trí cơ bản nhất không thể thiếu trong một nhà hàng. Tuy nhiên, tùy theo quy mô và hình thức mà bạn có thể thuê thêm một số nhân viên khác như phụ bếp, nhân  viên pha chế, nhân viên dọn dẹp, nhân viên đón tiếp, nhân viên giữ xe… Nhân viên phục vụ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên cần lựa chọn những bạn ưa nhìn một chút, nhanh nhẹn, cẩn thận, chu đáo và biết cách tư vấn cho khách hàng chọn món.

Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng với 9 bước cực đơn giản

9. Xin giấy phép kinh doanh

Thủ tục cuối cùng cần hoàn tất trước khi mở hàng đó là xin giấy phép kinh doanh và các giấy tờ khác như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu nhà hàng của bạn phục vụ đồ uống có cồn như bia, rượu thì cần có giấy phép kinh doanh mặt hàng này. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng các quy định của địa phương và hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết để tránh gặp phải rắc rối về sau. Nếu có thể, bạn nên thành lập công ty để  bảo vệ và phân chia rõ ràng giữa chi phí kinh doanh và tài sản cá nhân.

Trên đây là 9 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết bạn cần chuẩn bị trước khi bắt đầu. Hy vọng với những hướng dẫn này, công việc kinh doanh của bạn sẽ có một khởi đầu thuận lợi và thành công trong tương lai.

 

st

 

Viết bình luận của bạn

Tags

Tin tức liên quan